CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI TRANG TTĐT TRUNG TÂM VĂN HÓA - THỂ THAO VÀ TRUYỀN THANH - TRUYỀN HÌNH HUYỆN ĐẠI LỘC

Hôm nay:08/09/2024

Tăng cường phòng trừ sâu bệnh cho lúa Hè thu

Đến thời điểm hiện nay, lúa Hè thu đang trong giai đoạn làm đòng. Những diện tích gieo sạ trà đầu sẽ trổ bông vào đầu tháng 8. Với quyết tâm giành vụ Hè thu thắng lợi, bà con nông dân cần chú trọng các biện pháp chăm sóc, phòng trừ dịch hại, bảo đảm cho lúa sinh trưởng tốt.

         

Đối với những trà lúa muộn sạ sau ngày 05/6, cần bón phân đón đòng kịp thời, từ 3- 4 kg phân Kali/sào; luôn giữ mực nước ổn định trong ruộng từ 5- 7 cm; dọn sạch cỏ bờ và nhổ hết cỏ trong ruộng hạn chế dịch hại.

Trong vụ Hè thu thời tiết nắng nóng kéo dài sẽ phát sinh nhiều loài sâu bệnh hại lúa, trong đó có bệnh khô vằn, lem lép hạt; rầy nâu. Ngoài ra, các đối tượng đáng chú ý khác như sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn khả năng xảy ra cục bộ trên từng vùng, từng chân ruộng thừa đạm, nhất là trên giống nhiễm.

Về công tác quản lý dịch hại, nên xử lý ngăn ngừa bệnh khô vằn, lem lép hạt giai đoạn lúa trước khi trổ bông từ 3 – 7 ngày bằng các loại thuốc đặc hiệu như: Anvil, Calihex, Tilt super, Map super, Nevo…

Đối với rầy nâu, cần lội ruộng để phát hiện, chú ý trên các giống nhiễm như Bắc thơm 7, HT1, Xi23, Nhị ưu 838, TBR225, Thiên ưu 08… Khi mật độ rầy từ 2 – 3 con/dảnh thì xử lý trước khi lúa trổ bằng thuốc điều hòa sinh trưởng như: Applaud, Map Judo, Difluent…

Trường hợp mật độ rầy quá cao từ 5 – 7 con/dảnh trở lên thì kịp thời xử lý các thuốc đặc hiệu khác như: Chess, Alika, Sutin, Map Arrow, Victory, Dragon…

Chú ý: Hạn chế đến mức thấp nhất xử lý thuốc sau trổ để đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch; Áp dụng tốt nguyên tắc 4 đúng khi xử lý thuốc.

 

                                              Văn Tuấn – Bích Liễu

Tin mới đăng

Xem nhiều nhất