-
Lãnh đạo tỉnh thăm Nhà giáo ưu tú Đỗ Xuân Thưởng - 2024-11-22
Hôm nay:24/11/2024
Đại Thạnh là một xã miền núi đặc biệt khó khăn ở Đại Lộc. Phần lớn đời sống người dân còn kham khổ, tỷ lệ hộ nghèo cao. Xã có gần 5.000 hộ thì có đến 2.288 hộ được cấp bảo hiểm y tế hộ nghèo, cận nghèo. Nhiều năm qua, Đảng bộ và chính quyền địa phương luôn cố gắng chăm lo sức khỏe nhân dân bằng nhiều giải pháp. Thế nhưng, việc đầu tư nguồn kinh phí để xây mới, thậm chí chỉ nâng cấp trạm đang trở thành vấn đề khó khăn.
Được biết, Trạm Y tế xã Đại Thạnh xây dựng trên địa bàn thôn Mỹ Lễ vào năm 1984, thôn được xếp vào diện135. Sau 30 năm hình thành đến nay cơ sở y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân ở vùng kháng chiến xưa dường như bị xuống cấp trầm trọng. Toàn trạm chỉ có 6 phòng, trong đó phải bố trí lắp ghép 3 phòng khám, chữa bệnh cho bệnh nhân theo kiểu… đa chức năng. Gồm 1 phòng bệnh; 1 phòng sản vừa khám phụ khoa, đặt vòng, khám thai, khám nghĩa vụ quân sự; 1 phòng đông y vừa khám đông y, vừa khám bệnh, vừa tận dụng làm phòng truyền thông. Các mảng tường gần như đã mục nát, bong tróc.
Các cán bộ trạm y tế trạm cho biết, vào mùa mưa bão, trạm không dám cho bệnh nhân nằm điều trị vì nếu xảy ra bão thì nhân viên trực cũng phải tránh đi vì sợ nó sụp đổ bất cứ lúc nào. Ngoài ra nếu có lũ lớn thì ngoài việc nước lụt cô lập Đại Thạnh, trạm cũng bị ngập sâu. Ai nấy đều nơm nớp lo sợ bị đau ốm nặng sẽ không thể chuyển thẳng lên tuyến trên bằng đường bộ cách xa hơn 20km. Ngoài ra, các trang thiết bị thông thường chỉ phục vụ sơ cứu ban đầu, phòng bệnh không đảm bảo vệ sinh, ẩm thấp, tường rệu rã, nứt nẻ, tường rào, cổng ngõ
Trao đổi với chúng tôi, Trưởng trạm Y tế xã Đại Thạnh - ông Vũ Mạnh Hưng cho biết “ do địa bàn xã nằm xa Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, xa Trung tâm Y tế Đại Lộc nên nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu của bà con rất lớn với khoảng 700 - 800 lượt người/tháng. Trạm chưa có bác sỹ, chỉ có đội ngũ gồm 2 y sỹ và 3 y tá thì người nhỏ tuổi nhất đã 52 tuổi. Nguồn nhân lực bị “lão hóa” rất khó khăn trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật mới. Khả năng truy cập internet, sử dụng vi tính của hầu hết cán bộ hạn chế, gây trở ngại cho khâu, khám chữa bệnh, ngoài ra cơ sở vật chất của trạm đã xuống cấp, vào mùa mưa lũ thì trạm không thể tiếp nhận bệnh nhân gây khó khăn cho người dân trong việc khám và chữa bệnh” .
Ông Huỳnh Văn Mười, chủ tịch UBND xã Đại Thạnh cho biết “Qua các đợt tiếp xúc cử tri, nhân dân và cán bộ xã đã nhiều kiến nghị với đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện song vẫn chưa có dộng tĩnh gì. Mà việc xây dựng mới trạm y tế xã là hết sức cấp thiết, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại địa phương, hiện tại địa phương đã lập quy hoạch bố trí xây dựng trạm trên khu đất cao ráo nhưng chưa có kinh phí nên không thể làm gì”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Ngọc Tâm - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đại Lộc cho biết “Trạm Y tế xã Đại Thạnh là công trình cấp 4 đã tồn tại quá lâu. Đến nay, nó không thể duy tu, bảo dưỡng được nữa vì hệ thống tường mục, xuất hiện nhiều vết nứt, tường rào cổng ngõ lại chưa có nên chất lượng khám và chữa bệnh cho người dân không được đảm bảo. Nhất là giai đoạn bước vào mùa mưa, người dân lại càng lo lắng hơn khi mỗi lần đau ốm phải chuyển viện xa, gây khó khăn cho đời sống của người dân.
Có thể nói,Đại Thạnh là một xã nghèo, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, nhất là việc cách trở giao thông giữa 2 vùng trong mùa mưa bão. Vì vậy người dân địa phương rất mong muốn các cơ quan ban ngành chức năng hỗ trợ nguồn kinh phí để nâng cấp trạm y tế nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Công Tú - Bích Liễu