-
Lãnh đạo tỉnh thăm Nhà giáo ưu tú Đỗ Xuân Thưởng - 2024-11-22
Hôm nay:24/11/2024
Sáng 13.2 (mùng 6 Tết Bính Thân) tại khu vực sông Vu Gia, đoạn qua Ái Nghĩa (Đại Lộc), lễ hội đua thuyền truyền thống đầu năm đã diễn ra tưng bừng, sôi nổi. Giải thu hút 14 đơn vị, địa phương tham gia tranh tài và sự cổ vũ của hàng ngàn người dân, du khách thập phương.
Theo ông Nguyễn Hữu Vũ - Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, Trưởng ban tổ chức lễ hội, giải đua truyền thống năm nay có tổng cộng 12 thuyền đua nữ và 14 thuyền đua nam đến từ 14 xã/thị trấn trên địa bàn huyện. Theo quy định, mỗi thuyền đua gồm có 13 vận động viên là lực lượng xung kích cứu hộ cứu nạn ở cơ sở, khác với mọi năm là không tăng cường vận động viên ngoài địa phương. Cơ cấu giải đua gồm giải hòa bình và giải chính (giải nam, giải nữ). Ở giải hòa bình (giải rượu), thuyền đua của đơn vị Đại Sơn dẫn đầu về đích, hai đơn vị Đại Hòa và Đại Cường tranh giải nhì và ba. Sau giải hòa bình là giải đua chính với giải nam và giải nữ. Các thuyền nam cùng tranh tài ở 6 vòng đôi, cự ly 5.000m, còn các thuyền đua nữ tham gia tranh tài với 4 vòng đôi, cự ly 3.000m.
Sau nhiều pha quyết liệt, đọ từng mét nước trong tiếng reo hò, cổ vũ của hàng ngàn cổ động viên, các thuyền đua đã hoàn thành xong phần tranh tài đầu xuân. Kết quả, ở giải nữ chính, ban tổ chức đã trao giải nhất cho thuyền đua xã Đại Hồng, các thuyền đua xã Đại Sơn và Đại Đồng được trao giải nhì và ba. Ở giải nam, giải nhất thuộc về thuyền đua xã Đại Lãnh, các thuyền đua xã Đại Hồng và Đại Phong giành giải nhì và ba. Riêng giải phong cách thuyền nữ thuộc về đơn vị Đại Phong, giải phong cách thuyền nam thuộc về đơn vị Đại Đồng.
Sau đây là không khí tranh tài đầu xuân được PV Báo Quảng Nam ghi lại:
Đầu xuân, hai bên bờ sông Vu Gia, hàng ngàn người dân và du khách trẩy hội xuân, hưởng ứng lễ hội. Ảnh: BÍCH LIÊN |
Được biết, lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Đại Lộc hằng năm đều diễn ra vào dịp đầu xuân, cầu quốc thái dân an, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Lễ hội thu hút sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, chính quyền huyện Đại Lộc và sự hưởng ứng nhiệt liệt của quần chúng.
Trước giờ xuất phát. Ảnh: BÍCH LIÊN |
Năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết khô hạn, mực nước sông Vu Gia xuống rất thấp. Để tạo điều kiện cho lễ hội diễn ra sôi nổi, chính quyền huyện Đại Lộc và ban tổ chức lễ hội đã liên tục có công văn trình UBND tỉnh và gửi đến các nhà máy thủy điện trên đầu nguồn đề nghị các thủy điện xả nước phục vụ lễ hội.
Quyết liệt đọ từng mét nước. Ảnh: BÍCH LIÊN |
Lễ hội đua thuyền bao gồm hai phần: phần lễ được tổ chức theo hình thức cổ lễ, gọi là cúng sông. Các đội đua cũng thực hiện nghi thức cúng ghe, thường diễn ra vào đêm trước khi giải đua diễn ra cùng với tục dựng cây nêu cầu mong mọi sự tốt đẹp, thuận buồm xuôi gió. Phần hội là giải đua diễn ra vào sáng mùng 6 tháng Giêng. Đây là nét văn hóa, tâm linh độc đáo của cư dân vùng sông nước Đại Lộc.
Khen thưởng cho những đơn vị đoạt giải. Ảnh: NHẬT DUY |
Theo BÍCH LIÊN - NHẬT DUY (Báo Quảng Nam)