-
Lãnh đạo tỉnh thăm Nhà giáo ưu tú Đỗ Xuân Thưởng - 2024-11-22
Hôm nay:24/11/2024
Sáng ngày 21/7, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến “Tổng kết công tác phòng, chống lụt bão -tìm kiếm cứu nạn năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015”.Tại đầu cầu TP Tam kỳ, dự và chỉ đạo Hội nghị có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Huỳnh Khánh Toàn, lãnh đạo các Sở, Ngành liên quan. Tại đầu cầu Đại Lộc có đồng chí Trần Văn Mai – UV.BTV, Phó Chủ tịch UBND huyện cùng các đồng chí lãnh đạo các cơ quan, ban ngành liên quan.
Đợt mưa lũ bất thường vào tháng 3.2015 gây ngập úng cục bộ tại một số địa phương tại Đại Lộc
Năm 2014, tỉnh Quảng Nam có nền nhiệt khá cao và ổn định. Các cơn bão mặc dù không trực tiếp đổ bộ vào tỉnh ta, nhưng do ảnh hưởng của hoàn lưu bão đã gây ra một số đợt mưa lớn tại các địa phương và không có lũ lớn. Cũng trong năm qua, cả tỉnh có 03 đợt lốc sét xãy ra tại huyện Bắc Trà My và Đại Lộc dẩn đến 02 người bị thương và nhiều nhà cửa, cơ quan, trường học bị tốc mái, hư hỏng. Ước tính thiệt hại hơn 1,2 tỷ đồng.Trong năm 2014, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và các Sở, ban ngành của tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương tổ chức tốt công tác chỉ đạo, ứng phó kịp thời, quyết liệt với những nội dung cụ thể khi có thiên tai nên giảm thiệt hại về người và tài sản.
Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn Quảng Nam, năm 2015, trên biển Đông có khoảng 8 đến 9 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng 4 đến 5 cơn bão đổ bộ vào nước ta, các cơn bão này có diễn biến phức tạp về cường độ, dạng đường đi, phạm vi, mức độ ảnh hưởng và thời gian hoạt động; Bên cạnh đó, khả năng có 3 đến 4 đợt lũ từ báo động I đến báo động III, có sông trên báo động III, cần đề phòng lũ quét, lũ lớn cục bộ.
Sau khi nghe những ý kiến tham luận của các địa phương và sở, ngành có liên quan, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh Huỳnh Khánh Toàn đã nhấn mạnh:tình hình thời tiết, thiên tai năm 2015 sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, vì vây các ngành chức năng cũng như các địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, từng bước nâng cao khả năng ứng phó, phục hồi của cộng đồng trước, trong và sau thiên tai; Nâng cao chất lượng công tác dự báo khí tượng thủy văn, đặc biệt là công tác dự báo đối với các cơn bão, lũ có diễn biến phức tạp, tập trung xây dựng, cập nhật bản đồ ngập lụt do nước biển dâng trong tình huống bão mạnh, siêu bão xẩy ra; Ban hành hướng dẫn, phân loại nhà ở, công trình hạ tầng đảm bảo an toàn phục vụ công tác chỉ đạo sơ tán dân, hướng dẫn chằng chống nhà cửa khi xẩy ra bão mạnh, siêu bão; Kiểm tra, rà soát và kịp thời tu sửa hoặc có phương án đảm bảo an toàn công trình phòng chống thiên tai như đê điều, hồ đập, khu neo đậu tầu thuyền... xử lý nghiêm những vi phạm về an toàn công trình phòng, chống thiên tai; Tăng cường chuẩn bị phòng, chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ, xây dựng phương án phòng, chống thiên tai các cấp phù hợp với đặc điểm thiên tai và điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương.
L.N.Cường