CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI TRANG TTĐT TRUNG TÂM VĂN HÓA - THỂ THAO VÀ TRUYỀN THANH - TRUYỀN HÌNH HUYỆN ĐẠI LỘC

Hôm nay:27/07/2024

Đại Lộc chú trọng việc đưa công nghệ vào làng nghề

Gần đây, để đáp ứng nhu cầu của thị trường một số làng nghề trên địa bàn huyện Đại Lộc đã chú trọng đưa công nghệ vào làng nghề bằng việc đầu tư mua sắm máy móc, phục vụ sản xuất. 

Bánh tráng Đại Lộc hiện không xa lạ gì với người sử dụng khi thương hiệu bánh tráng Đại Lộc dần dần khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường với độ dẻo, thơm ngon mà bánh tráng Đại Lộc còn là món quà quê để biếu, tặng những người họ hàng xa gần. Trước đây, người dân Đại Lộc chủ yếu tráng bánh theo kiểu thủ công bằng cối xay gạo, nồi nước nấu sôi bọc khung vải, và liếp tre phơi bánh... rồi người dân tráng bánh bằng tay. Nhưng nay, việc tráng bánh bằng cối xay đã được thay bằng máy và nhiều gia đình làm nghề đã mua được máy tráng bánh theo dạng bán tự động và liên tục nhằm đa dạng mẫu mã, nâng cao giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, bánh tráng vuông được tráng ra bằng máy đều và đẹp hơn về mặt hình thức, bánh có độ dẻo hơn, lại ít bể khi vận chuyển,  rút ngắn công đoạn sản xuất, tiết kiệm thời gian, giải phóng sức lao động con người.

Ghé thăm cơ sở bánh tráng của ông Lê Viết Ánh (khu 4 thị trấn Ái Nghĩa) chúng tôi được biết trước đây với việc tráng bánh thủ công bằng tay đem lại hiệu quả không cao vì nếu làm cật lực thì cả ngày lò của gia đinhg ông chỉ tráng tối đa 50 kg gạo nhưng nay với việc đầu tư máy tráng bánh tự động thì mỗi ngày cơ sở của gia đình ông tráng trên 200 kg gạo. Như vậy sosánh trong cùng điều kiện thì công suất máy tráng bánh bán tự động luôn tăng gấp ba, gấp bốn lần so với kiểu thủ công. Vào dịp lễ tết, sức cung ứng của cơ sở ông Ánh tăng vài chục lần so với ngày thường, tức hàng tấn bánh tráng được ra lò mỗi ngày. Số được bỏ sỉ cho các đại lý, quầy, chợ, nhà hàng trên địa bàn huyện, số được chuyển ra Đà Nẵng, vào Tam Kỳ. Nhờ có thương hiệu, giá cả và sức tiêu thụ sản phẩm khá ổn định, người sản xuất có lợi nhuận đáng kể. Hiện nay, tại Đại Lộc, số cơ sở đầu tư máy tráng bánh bán tự động đã lên tới hàng chục máy.

Bên cạnh việc khuyến khích nhiều cơ sở áp dụng công nghệ vào sản xuất nhằm tăng hiệu quả  kinh  tế, hạ chi phí  giá thành, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Vừa qua, phòng KT – HT huyện Đại Lộc đã hỗ trợ 2 máy nước nóng năng lượng mặt trời nhằm cung cấp nước nóng ban đầu cho cơ sở tráng bánh của gia đình ông Ánh và cơ sở hộ bà Phan Thị Linh, khu 3 - Thị trấn Ái Nghĩa đem lại hiệu quả kinh tế đáng mừng. Được biết, nếu trước đây  lò sản xuất bánh thủ công một ngày làm liên tục 10 -12 giờ, người lao động phải tiếp xúc liên tục với nhiệt từ lò đốt nhiên liệu để tráng bánh, khí nóng, bụi bẫn từ lò đốt cộng thêm tiêu tốn nhiên liệu rất lớn trung bình mỗi ngày tốn khoảng 120.000 đồng củi đốt lò. Còn máy tráng bánh tự động  thì tiêu thụ trung bình khoảng 600 ngàn tiền điện mỗi ngày  để đun nóng nước trong lò tráng bánh. Còn bây giờ, máy nước nóng có tính năng làm nóng nhanh và gấp khoảng 10 lần tương ứng với 400 lít nước. Chính vì thể sẽ làm giảm thời gian đun lò ban đầu, tiết kiệm được chi phí làm sôi nước gia đoạn đầu.  

.

Còn tại làng hương Phú Lộc, nếu trước đây tất cả công đoạn làm hương đều làm theo kiểu thủ công, từ việc lên núi kiếm cây bời lời giã nhuyễn, hong phơi khô làm bột hương rồi trộn với bột lá quế rào nhào với nước cho thật dẻo... tới việc chẻ tre để làm tăm hương đến công đoạn chà, lăn để bột bị ép chặt vào que, không rời lúc di chuyển. Thì nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người làm hương có thể chọn những gam màu thích hợp, sử dụng chất tạo mùi để sản phẩm tăng tính thẩm mỹ, được thị trường ưa chuộng. Bên cạnh đó, phòng kinh tế - hạ tầng huyện còn hỗ trợ  5 máy làm hương tự động chạy bằng điện cho 4 cơ sở  làm hương để nâng cao hiệu quả sản xuất và tạo ra sản phẩm đẹp hơn, đều hơn với đa dạng chủng loại.

Bích Liễu

Tin mới đăng

Xem nhiều nhất