CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI TRANG TTĐT TRUNG TÂM VĂN HÓA - THỂ THAO VÀ TRUYỀN THANH - TRUYỀN HÌNH HUYỆN ĐẠI LỘC

Hôm nay:23/11/2024

Đại Lộc đẩy mạnh đầu tư cơ giới hóa trong SXNN

 

Vụ Đông Xuân 2014 – 2015 này, toàn huyện tổ chức xuống giống trên 4.400 ha, trong đó có 700 ha đất màu, bố trí 50% diện tích đất lúa  với các giống lúa lai F1. Những diện tích còn lại được  bố trí các loại giống thuần  chủng hoặc xác nhận. Thời gian gieo sạ bắt đầu từ  ngày 25/12/2014 và kết thúc vào ngày 10/1/2015.

 Đặc biệt,  với sự diễn biến bất thường của thời tiết phòng NN&PTNT huyện đã chỉ đạo các địa phương theo dõi diễn biến của thời tiết nhất là lượng nước tại các hồ chứa trên địa bàn để có kế hoạch cân đối nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất. Ông Hồ Ngọc Mẫn – Trưởng phòng NN&PTNT Đại Lộc cho biết“ Hiêncó một số  địa phương đã tổ chức xuống giống, phòng NN & PTNT huyện cũng đã tổ chức nạo vét các cống lấy nước, hệ thống kênh mương và thủy lợi nội đồngđảm bảo đủ điều kiện đưa nước thông suốt từ đầu mối đếnđồng ruộng. Công tác xuống giống cần được chú trọng, đặc biệt là việc xuống giống tập trung, đồng loạt phù hợp cho từng khu vực, từng cánh đồng để thuận lợi trong việc huy động nguồn nước, lựa chọn giống xác nhận, quản lý tốt sâu bệnh, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất…Tuycác hồ đập trên địa bàn Đại Lộc hiện tại đã tích đủ nước để phục vụ cho sản xuất.Nhưngtheo kế hoạch hồ  chứa nước Khe Tân sẽ ngừng cung cấp nước vào ngày 10.4.2015 để tiến hành nâng cấp tuyến kênh chính. Vì vậy, người nông dân đặc biệt là các xã Vùng B nên chọn các giống  lúa trung ngày và ngắn ngày (như Nhị ưu 838, ĐT34, OM4900, TBR45, Bio404, HT1, XT27,…) làm chủ lựcvà thời gian gieo sạ bắt đầu từ ngày 20.12 và kết thúc vào ngày 5.1.2015 sớm hơn những vùng khác vài ngày. Hiện tại giá phân bón trên thị trườngbình ổnkhiến  nhiều nông dân rất vui mừng vì giảm bớt phần nào nỗi lo về chi phí đầu tư.  Năm 2015 toàn huyện Đại Lộc phấn đấu xây dựng 25- 30 cánh đồng mẫu lớn với diện tích  khoảng 1.500 ha lúa giống, chuyển đổi cây 20 -30 ha đất lúa cho năng suất kém sang trồng những loại cây cho năng suất cao để giá trị sản xuất của ngành nông – lâm đạt giá 1.162 tỷ đồng.

Điều đáng mừng là khác với những mùa trước, bước vào vụ sản xuất đông xuân này nông dân Đại Lộc thấy rất phấn khởi vì lượng giống lúa cung ứng trên thị trường không bị thiếu hụt và nguồn nước tưới cơ bản đảm bảo. Không chỉ vậy, thời gian qua chính quyền địa phương còn tích cực hỗ trợ nhà nông đẩy mạnh việc đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng nhằm rút ngắn thời gian làm đất và thu hoạch… Ông Trần Tình ở thôn Tích Phú, xã Đại Hiệp cho biết “ Hiện tại ông có 10 sào đất sản xuất lúa và chuyên canh cây trồng cạn. Hàng chục năm nay, ông Tình chủ yếu dựa vào sức kéo của trâu để cày và lồng số diện tích ấy. Khi UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho nông dân đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, cách đây 3 tháng ông Tình làm hồ sơ đăng ký mua một chiếc máy cày 4 bánh với số tiền 115 triệu đồng và được chính quyền địa phương xét hỗ trợ gần 25 triệu đồng.

 Ông Tình chia sẻ: “Có chiếc máy cày loại lớn ấy, vụ đông xuân này việc làm đất của gia đình tôi diễn ra rất nhanh. Không chỉ vậy, từ đầu tháng 12 đến nay tôi còn nhận khoán cày và lồng 150 sào ruộng của nhiều hộ dân trong vùng, sau khi trừ chi phí mua nhiên liệu tôi  kiếm được 7 - 8 triệu đồng từ dịch vụ đó”.

Trao đổi với chúng tôi Ông Nguyễn Văn Đông – Phó Chủ tịch UBND xã Đại Hiệp cho biết, mỗi vụ sản xuất  nông dân địa phương gieo sạ khoảng 340ha đất lúa. Ba năm trở lại đây, được sự tiếp sức từ phía Nhà nước nên người dân đã mạnh dạn đầu tư cơ giới hóa đồng ruộng. Tính đến cuối năm 2014 này toàn xã Đại Hiệp đã có 9 máy gặt đập liên hợp, 32 máy cày 4 bánh. Nhờ vậy, thời gian làm đất và thu hoạch đã được rút ngắn 10 - 15 ngày so với trước.

                                                                                                                                           NN 

Tin mới đăng

Xem nhiều nhất