-
Lãnh đạo tỉnh thăm Nhà giáo ưu tú Đỗ Xuân Thưởng - 2024-11-22
Hôm nay:23/11/2024
Đại Lộc là địa phương được thiên nhiên ưu đãi với lượng đất được phù sa bồi đắp màu mỡ do sự hợp lưu của 2 con sông Vu Gia- Thu Bồn. Vậy nên, đến Đại Lộc nhìn thấy những cánh đồng rau, màu chạy xa tắp và xanh ngắt một màu đã không còn xa lạ gì với du khách thập phương. Nhất là hiện nay, người dân đang tiến hành xuống giống Vụ Đông Xuân nhằm cung cấp rau xanh phục vụ thị trường tết Nguyên Đán trong không khí nhộn nhịp.
Với đặc trưng của nghề trồng rau, màu. Hiện nay nhiều địa phương trên địa bàn huyện người dân đã nhân rộng nghề chuyên canh loại “ rau trành” ở một số thôn như Bàu Tròn ( Đại An), Phiếm Aí ( Đại Nghĩa), khu 8 thị trấn Aí Nghĩa…. Nghĩa là trước đây khi người dân chưa nắm vững những kinh nghiệm trong việc ươm, ủ giống, làm đất…Để có cây con trồng người dân chỉ việc đặ mua tại một vài vườn ươm giống gồm những loại như dưa leo, bí đỏ, bí đao, khổ rồi gánh về trồng. Nhưng năm nào thời tiết không thuận lợi, lạnh hoặc mưa nhiều thì nhiều vườn cây giống không đạt năng suất, không đáp ứng đủ như cầu người dân, giá cả cứ thế leo thang khiến người trồng rau cũng nhiều phen điêu đứng khi thu hoạch xong không đủ tiền công bỏ ra. Vì vậy để chủ động trong việc tạo ra cây giống, gần đây người dân ở một số địa phương đã bắt đầu phát triển mạnh việc hình thành những vườn trồng rau trành tại nhà nhằm hạn chế phần nào chi phí đầu tư mà chất lượng cây giống được đảm bảo.
Được biết, nghề trồng “rau trành” được bắt đầu từ giữa tháng 10 dương lịch. Thời điểm này mưa lớn kéo dài, dễ xảy ra lũ ngập nên việc gieo tỉa giống trực tiếp ngoài đồng đất thì các loại rau con dễ chết yểu do bị ngập úng nên người trồng rau chọn giải pháp “đưa vườn vào nhà”. Nghĩa là trồng rau trong những “ trành tre”. Trong những trành tre đó người ta quấn lá chuối thành những cái bầu nhỏ để đựng đất rồi cấy hạt giống vào bầu đó. Ngoài ra để tránh lũ lụt người dân còn làm những mái che, rồi chẻ tre đa và dựng dàn để di chuyển trành cây lên cao. Đặc biệt, việc trồng rau trong trành sẽ giúp cây phát triển tốt, nhất là bộ rễ nên tỉ lệ cây chết là rất ít. Không chỉ trồng để canh tác mà nhiều hộ dân còn trồng để bán cho nhiều vùng như Túy Loan, Điện Bàn… Ông Nguyễn Thử, sống tại khu 8 thị trấn Aí Nghĩa người có 5 năm nghề trồng rau trành cho chúng tôi biết mỗi năm gia đình ông xuống giống từ tháng 9 và đến cuối tháng 12 thì ngưng sản xuất, mỗi lứa ông thu về trên 10 triệu đồng".
Năm nay ngay từ những ngày đầu năm trên đồng đất Bàu Tròn người dân ồ ạt xuống đồng xới đất, trồng, tưới nước, chăm bón cho cây rau. Cả thôn có khoảng 40ha đất chủ yếu là trồng rau cải, rau gia vị và các loại rau cho trái như khổ qua, dưa leo, cà chua, ớt, bí đao... người dân làng rau Bàu Tròn rất có kinh nghiệm trong việc trồng rau trành. Toàn thôn có 300 hộ tham gia sản xuất rau thì hầu hết đều biết ươm trành. Không những phục vụ việc canh tác của gia đình mà nhiều hộ còn mở rộng quy mô sản xuất trồng để bán cây giống cho nhiều nơi. Năm nay không xảy ra lũ muộn, nhưng mưa kéo dài vào thời điểm cuối năm nên giống rau trành được nhiều người tìm mua. Giá bán mỗi trành ớt, cải xanh 100 - 150 nghìn đồng; đu đủ 5 nghìn đồng/cây; khổ qua, bí đỏ, dưa leo 5 nghìn đồng/3 cây. Mỗi năm “làng rau trành” sản xuất ra hàng trăm trành giống, đem lại thu nhập đáng kể cho người dân.
Có thể nói, việc trồng rau trành đã không xa lạ gì với người nông dân, theo họ để hạn chế mức chi phí trong quá trình chuẩn bị xuống giống thì việc biết trồng rau trành quyết định đến 40% thắng lợi của mùa vụ.Có thể nói, nghề trồng rau trành đang là hướng đi mới, đem lại nguồn thu nhập kinh tế cho nhiều hộ dân và đang có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian tới.
Nam Ngãi