CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI TRANG TTĐT TRUNG TÂM VĂN HÓA - THỂ THAO VÀ TRUYỀN THANH - TRUYỀN HÌNH HUYỆN ĐẠI LỘC

Hôm nay:22/11/2024

Sông Vu Gia trong tâm thức người dân Đại Lộc

     Có từ bao giờ dòng sông Vu Gia quê tôi vẫn âm thầm ngày đêm chảy mãi. Sông êm đềm, hiền hòa như bầu sữa mẹ nâng niu những đứa con bé bỏng. Khi được hỏi về lịch  sử con sông, các cụ già quê tôi cũng đành chịu vì chẳng biết nó có từ bao giờ, chỉ biết rằng kí ức tuổi thơ các cụ cũng là những chiều trốn nhà tắm sông…   Theo địa chí Đại Lộc,  Sông Vu Gia được bắt nguồn từ sự hợp lưu của 2 con sông Bung và Sông Vàng tại Hà Tân. Sông Bung còn gọi là Sông Cái bắt nguồn từ huyện Giằng, sông Vàng còn gọi là sông Con bắt nguồn từ huyện Hiên. Sông Vu Gia tại Hà Tân chảy qua phần lớn các xã trong huyện và gặp sông Thu Bồn tại Giao Thủy rồi hợp thành một dòng rồi chia làm hai nhánh bao bọc Gò Nổi, chảy qua chợ Củi ( Sài Giang), Câu Lâu xuôi về Hội An và đổ ra Cửa Đại.

    Về xuất xứ tên gọi thì trong văn bản  “ Điền trang Vu Gia trại” có từ thời Minh Mạng chữ “Vuthuộc bộ thủynghĩa là cong co uốn khúc”còn “ Gia” nghĩa là “ thêm vào”. Vậy Vu Gia có nghĩa là “thêm vào những cong co uốn khúc”. Với lý giải này dành cho sông Vu Gia thì quả không sai. Nhưng cũng một số thông tin cho rằng chữ Vu có bộ trúc nghĩa là “tiếng sáo”. Chữ Gia có nghĩa là “thêm”. Như vậy Vu Gia có nghĩa là “thêm vào tiếng sáo” vì ở vùng này cứ mỗi mùa lụt đến thì trên các  bãi bồi sông Vu Gia mọc một loại cây sậy. Theo kinh nghiệm nhân gian sau lụt ai bị kiết lị thì lấy mụt măng sậy này về nấu cháo ăn sẽ hết. Loại sậy này mọc cao tầm đầu và to cỡ ngón chân cái,  trẻ chăn trâu thường cắt chúng về làm sáo để thổi. Tuy nhiên, gần đây tiến sĩ ngôn ngữ học Phú Văn Hẳn người dân tộc Chăm cho biết Vu Gia được đọc trệttừ tiếng Chăm là Vu Jaya nghĩa là Trà Bàn hoặc Đồ Bàn, Vujaya  là tên của vị vua Chăm trị vìnăm 1441 có tênlà Ma-ha-Vujaya, sau khi vùng đất này làm sính lễđể cưới công chúa Huyền Trân của nhà Trần thì người Việt mới đến đây là đặt lại tên con sông là Vu Gia.

         Dùgiả thuyết có khác nhau về nguồn gốc tên gọi nhưng trong tâm thức người dân Đại Lộcquê tôi, sông Vu Gia như bầu sữa mẹ nâng niunhững đứa con bé bỏng của mình. Chính dòng sông này đã tạo nên những nét văn hóa rất riêng của người dân Xứ Đại qua các mặt  văn hóa ẩm thực, nghệ thuật và cả tín ngưỡng thờ cúng dân gian…

       Ngày trước, khi giao thông đường bộ chưa trở thành huyết mạch thì chính dòng sông Vu Gia là con đường khá thuận tiện để vận chuyển hàng hóa, giao thương giữa 2 miền xuôi – nguộc. Thế mới có cảnh “Trên bến dưới thuyền” và những bến thuyền đã đi vào kí ức của người dân một thời như bến Hội Khách, Bến Dầu,  Bến Phà….Chính chịu ảnh hưởng của văn hóa sông nước nên những ngày trướcdọc bờ sông Vu Gia người ta thường thấy những chiếc ghe chứa đựng trong đó là cả một gia đình với nhiều thế hệ, cuộc sống gắn chặt với dòng sôngvới nghề đánh bắt tôm cá hay khai thác cát sạn…Loại ghe mà họ dùng làm nhà là loại ghe có mê nanlớn,  song be và các bộ phận khác  đều được làm bằng gỗ tốt. Loại ghe này luôn có mui để tránh nắng, mưa phù hợp với cuộc sống lênh đênh trên sông nước của họ.

 

 Không chỉ tác động về đời sống, sông nước nơi đây còn gắn kết với người dân qua các hình thức tín ngưỡng như tập tục thờ Tam vị thủy tướng gắn với lễ hội đua thuyền được tổ chức vào những ngày đầu năm tại bến sông Vu Giahay Bàu Ôngnhằm tri ân các vị thần linh vùng sông nước, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.Cứ như “ Đến hẹn lại lên” lễ hội đua thuyền  năm nào cũng thu hút sự tham gia đông đảo tay chèo đến từ các địa phương,  người dân ai cũng háo hức kéo nhau đi xem để cổ vũ reo hò.Đây là lễ hội truyền thống được duy trì hằng năm, thể hiện nét sinh hoạt văn hóa miền sông nước của người dân Đại Lộc.

Nếu ai đã từng đến Đại Lộc ngược thuyền theo dòng Vu Gia lên thượng nguồn vào những đêm trăng rằm sẽ thấy hết được cái đẹp của cảnh sông nước và mảnh đất nơi đây, lại được nghe những câu hát hò khoan mộc mạc nhưng đượm tình. Người ta nói chính sông nước Đại Lôc đã nuôi dưỡng những làn điệu hòa khoan ấy khiến nó thêm êm ả, mượt mà. Hò khoan như mộthình thức diễn xướng có sự đối đáp giữa trai và gái Nội dụng chính là hát những câu hát giao duyên để bày tỏ tình cảm.

Không những dừng lại ở những làn điệu hò khoan, sông nước Đại Lộc còn sản sinh raloại hát chèo ghe đò dọc gắn liền với những tay chèo “sớm nguồn chiều biển”để làm những công việc “mít non gửi xuống, cá chuồn gửi lên. Bởi ngày trước, cứ khoảng 4- 5 giờ chiều ghe từ Tí Xé, Dùi Chiêng hay từ Hà Tân xuôi về hạ lưu mang theo những đặc sản vùng cao như gỗ, củi, mây, mật ong…. Rồi sớm mai ghe từ Vĩnh Điện, Hội An  lại ngược dòng lên nguồnmang theo nào là nước mắm, tôm, mực, gạo, vải…Các chuyến đò ấy gặp nhau ởcác điểm nhưGiao Thủy, Bến Dầu, Khe Hoa  …Ở đó khách dừng lạiđể thưởng thức một tô mì hay vàicái bánh ú,…của các quán ven sông. Vậy nên địa danh ẩm thực “Mì Khe Hoa” vẫn còn trong kí ức nhiều vị cao niên của vùng.

Ngày nay về Đại Lộc khó ai có thểhình dung được một địa phương đang ngày càng thay da đổi thịt, không còn là Đại Lộc trong quá khứ với đời sống nghèo nàn, cơ cực với những tấm áo tơi, mo cau… xuống đường đấu tranh đòi lẽ công bằngtrong phong trào “ Kháng thuế” năm 1908, lan tỏa khắp 6 tỉnh Trung Kì.  Đại Lộc hôm nay là  những cánh đồng lúa, cánh đồng dâu, hoa màu, rau quả xanh ngát, trái chín trĩu cành. Người dân Đại lộc hằng ngày vẫn hối hả với cuộc sống mưu sinh nhưng bản chất “ dân khí cương cường” của họ vẫn không bao giờ thay đổi,  vẫn hiên ngang đối đầu với những khó khăn, thách thức trên bước đường mưu sinh lập nghiệp. Vẫn còn đó dòng Vu Gia hiền hòa đi vào lòng người như một ân huệ, hằng năm mang phù sa về bồi đắp làm xanh thắm những nà rau, những cánh đồng lúa trĩu vàng. Thế nên bằng tình yêu đối với một vùng đất có nhà thơ đã gửi gắm tình mình.

                        Về Vu Gia một buổi chiều nắng hạ

                        Ta soi mình trong nước ngắm cá bơi

                        Ngắm mãi mê nên đò ngang lỡ chuyến

                        Con sóng chao nghiêng, con sóng bời bời

Bích Liễu

 

Tin mới đăng

Xem nhiều nhất