CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI TRANG TTĐT TRUNG TÂM VĂN HÓA - THỂ THAO VÀ TRUYỀN THANH - TRUYỀN HÌNH HUYỆN ĐẠI LỘC

Hôm nay:22/11/2024

Đại An- chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển

Hơn 40 năm về trước, mảnh đất Đại An nhỏ đẹp ôm mình bên dòng sông Vu Gia xanh mátbỗng tơi bời dưới mưa bom bão đạn của quân thù. Nhưng với lòng kiên trung, người dân nơi đây một lòng theo Đảng, theo cách mạng họ luôn bám trụ để xây dựng cơ sở góp phần thắng lợi chung của sự nghiệp đấu trạm và bảo vệ tổ quốc của dân tộc. Sau ngày đất nướcthống nhấtngười dân quay trở về với cuộc sống đời thường, nhìn làng xóm, nhà cửa tang hoang, không một bóng cây ai nấy không sao cầm được nước mắt. Qua các trận càn của địch cả xã thống kê có hơn 500 người chết, nhiều gia đình rơi vào cảnh mất mác như vợ mất chồng, mẹ mất con, đau thương bao trùm khắp xóm nghèo cộng thêm cái đói nghèo, bệnh tật, nạn mù chữ,… đeo bám người dân nơi đây. Với sự đồng lòng của chính quyền và người dân xã đã bắt tay vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và bảo vệ quê hương.Xác định nhiệm vụ trước mắt là khôi phục sản xuất nông nghiệp để giải quyết vấn đề lương thực cho hàng người dân trở về quê hương sau nhiều năm li tán.Với phương châm  Nhường cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách”.Chính quyền xã Đại An  đã phân công cán bộ, dân quân du kích xã khẩn trương khai thông đường sá, phá gỡ hàng trăm quả bom mìn giành lại đất sản xuất cho người dân. Nhiều đoàn viên, thanh niên góp tay vào việc dựng lại trường học để các em học sinh kịp thời bước vào năm học mới. Các tổ chức đoàn thể như phụ nữ, nông dân, thanh niên tất bật cùng với chính quyền địa phương chặt tre, dựng lại nhà để người dân có chỗ trú ẩn. Trạm y tế cũng được dựng lên nhằm chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân như sơ, cấpcứu…

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của BTV huyện ủy Đại Lộc với phương châm “Phải nắm vững sản xuất nông nghiệp là trọng tâm số 1, là đòn bẫy hỗ trợ các mặt công tác khác”. Chính quyền xã Đại An luôn quan tâm đến công tác khuyến khích nông nghiệp, hằng ngày xã cử cán bộ chuyên trách xuống các thôn, xóm để hướng dẫn cho người dân cách chọn giống, kĩ thuật thâm canh, cách bón lót… Mặc khác, địa phương còn đẩy mạnh các phong trào “ Sạch vườn tốt ruộng”, “hội hoa đăng chong đèn bắt bướm”, “vượt cờ xanh, giành cờ đỏ, bỏ cờ vàng”…tạo khí thế phấn chấn cho người nông dân trong việc tăng gia sản xuất, vụ mùa 1976- 1977 địa phương thắng lớn, tự chủ được nguồn lương thực. Tuy nhiên, xã vẫn còn nhiều cánh đồng “treo” không thể nào “đón” nước từ lòng sông vào đành phải trông chờ vào nguồn nước trời khiến cho năng suất lúa rất bấp bênh, có năm hạn hán thì người dân trắng tay. Xác định thủy lợi là khâu cơ bản trong sản xuất nông nghiệp nên năm 1976 huyện Đại Lộc khởi công xây dựng trạm bơm Đại An. Công trình có quy mô lớn nhất huyện lúc bấy giờ, chính quyền xã Đại An đã huy động  hàng ngàn ngày công tham gia đào đắp nhờ chủ động được nguồn nước tưới, năng suất cây trồng đạt hiệu quả cao, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt. Để tăng diện tích đất sản xuất xã tiến hành vận động 1650 ngôi mộ về nghã trang gia tộc ven núi Sơn Gà, Gò Cà ( Đại Hiệp) và vận động nhiều hộ đi xây dựng kinh tế mớitại các xã như Đại Lãnh và các tỉnh Gia Lai, KonTum và thực hiện tốt việc kế hoạch hóa gia đình nhằm hạ thấp tỉ lệ sinh coi đây là một trong những  tiêu chí xét thi đua cuối năm. thực hiện phương châm “ Chậm đẻ con thứ nhất, dừng đẻ con thứ 2, không đẻ con thứ 3”. Nếu đối tượng nào không thực hiện thì tổ chức đoàn thể kiên trì tuyên truyền khắc phục và đưa ra kiểm điểm trước dân. Vậy nên, trong 3 năm  1982 – 1984 Đại An là đơn vị dẫn đầu huyện về công tác DS-KHHGĐ được tỉnh tặng bằng khen.

Bước sang năm 1986, đất nước bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới, mà trước mắt là nền kinh tế từ quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hoạch toán, tiến đến kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đối với Đại An lĩnh vực kinh tế tuy đã đạt những thành tựu đáng kể nhưng đời sống người dân còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao.  Thực hiện Nghị quyết 06 của BTV tỉnh ủy và đề án 01 của huyện ủy về “đổi mới quản lí kinh tế nông nghiệp”cũng như cải tiến quản lí trong các HTX nông nghiệp. Xã Đại An đã tiến hành chuyển đổi và đưa vào trồng đại trà một số cây có giá trị kinh tế  như thuốc lá, bạc hà, đậu phụng …Đặc biệt là việc chuyển đổi gần 100 ha đất trồng dâu sang trồng bạc hà đem lại giá trị kinh tế cao khi 1 sào thu được 10 kg bạc hà và nấu, tinh chế được 1,2 -1,5 lít, mỗi lít dầu quy đổi 200 kg thóc, tăng gấp đôi so với trồng lúa. Đời sống người dân được nâng cao, công tác chăm sóc sức khỏe cũng được đảm bảo, phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” cũng không ngừng phát huy.

Ngày 28/08/1994, Thủ tướng chính phủ có nghị định số 102- NĐ/CP về việc “ Mở rộng thị trấn Aí Nghĩa và sáp nhập hai xã Đại Hòa và Đại An lấy tên mới là xã Đại Hòa”. Theo đó, xã Đại An tiến hành bàn giao đất và dân cư thôn Nghĩa Nam vào thị trấn Aí Nghĩa, đồng thời tiến hành sáp nhập 8 thôn của xã Đại An vào Đại Hòa. Đây thực sự là niềm vui song xen lẫn nỗi buồn “chia tay”. Tuy nhiên, tháng 4/ 2007 xã Đại An lại được tách ra và thành lập trên cơ sở điều chỉnh 661,04 ha diện tích tự nhiên và 7607 nhân khẩu từ xã Đại Hòa.Một xã được tách ra nên ban đầu gặp nhiều khó khăn nhưng không thể chần chừ, xã nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức, trụ sở làm việc, trạm y tế, trường học, nhằm đảm bảo sự chỉ đạo mọi mặt đời sống xã hội. Đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất canh tác bằng nhiều nguồn giống mới”. Đặc biệt là  phát triển vùng chuyên canh rau Bàu Tròn với diện tích gần 50 ha gồm các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như đu đủ, ổ qua, bí đao, chanh, cải, cà chua, đậu cove…nhiều cán bộ kĩ thuật được mời về để hướng dẫn bà con phương pháp, kĩ thuật và biện pháp phòng ngừa sâu bệnh. Nhiều hộ nông dân đạt thu nhập  từ 100- 200 triệu đồng/ năm, địa phương đã thành lập HTX rau Bàu Tròn với gần trăm hộ nhằm mục đích nhân rộng quy mô và hướng đến sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap với việc đăng kí hình thành nhãn hiệu tập thể rau Bàu Tròn với kiểu mẫu, bao bì và logo in theo kiểu mẫu nhãn hiệu tập thể và thực hiện các quy chế trong quy trình sản xuất rau an toàn.

Trong Đại hội Đảng bộ xã Đại An nhiệm kì 2010 -2015 đã nhấn mạnh nhiệm vụ “ nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng để xây dựng xã sớm đạt chuẩn nông thôn mới”.Với tinh thần đó, xã đã chú trọng việc tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp vào đầu tư. Đến nay, nhiều công ty may mặc, chế biến thủy sản, công ty may mặc, công ty sản xuất lưới Davi…đã giải quyết hàng trăm lao động, góp phần vào tăng trưởng kinh tế hằng năm của địa phương là 14%. Gía trị toàn ngành năm sau cao hơn năm trước. Hiện thu nhập bình quân đầu người đạt trên  19 triệu đồng/ năm, hộ nghèo giảm xuống còn 7,1 %. Toàn xã có 1940/2042 gia đình được công nhận gia đình văn hóa chiếm 95%, 7/10 thôn đạt thôn văn hóa, 8/9 tộc được công nhận tộc văn hóa. Xã có 2 trường đều được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó trường Nguyễn Công Sáu được tỉnh công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2. Năm 2008, trường được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhì, trường THCS Mỹ Hòa cũng được công nhạn đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Công tác chăm sóc sức khỏe được quan tâm, 100% trẻ em được tiêm phòng các bệnh nguy hiểm. Công tác dân số- KHHGĐ hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu trên giao, góp phần giảm tỷ suất sinh dân số hằng năm là 0,65%, 7/10 thôn không sinh con thứ 3. Đề án 3 công trình vệ sinh được triển khai sâu rộng, 100% gia đình đều dùng nước sạch.

Có thể nói, quãng đường 40 năm xây dựng và phát triển quả không dài đối với một địa phương có bề dày truyền thống cách mạng như Đại An. Nhưng nó quả là dài đối với những người chứng kiến bước thăng trầm của xã qua nhiều lầm tách nhập. 40 năm là bài học sinh động của cuộc sống, của nghị lực hàn gắn vết thương chiến tranh và của khối óc trong việc xây dựng quê hương đi lên từ đống hoang tàn đổ nát. Nếu ai đó đã một lần về thăm Đại Lộc, ghé thăm Đại An nơi có vùng chuyên canh rau Bàu Tròn nằm sát cây cầu Quảng Huế bắt qua nối  vùng B thân thương thì sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp và sự đổi thay nhanh chóng của địa phương được tạo nên bằng lửa lòng nhiệt huyết và tình yêu quê hương cuộn chảy trong từng huyết quản của mỗi người dân. Về Đại An để được ngắm nhìn những biền ngô, luống rau xanh ngắt chạy tít xa dần về phía xa chân trời, để được soi bóng mình xuống dòng Vu Gia hiền hòa, xanh mát, về để một lần hiểu được mảnh đất và tình người nơi đây.

Bích Liễu

 

 

Tin mới đăng

Xem nhiều nhất